Sunday, August 24, 2014

Thực tế thì khả năng truy cập có thể giảm được chi phí và mang lại lợi nhuận. Vậy tại sao không tìm ra các cách để khả năng truy cập cho trang web của bạn được tốt hơn?

8 thủ thuật tạo khả năng truy cập cho website của bạn

Ngày nay, các nhà quản trị và chuyên gia web đều biết rằng khả năng truy cập là yếu tố chính làm tăng lưu lượng truy cập, đồng thời điều đó cũng là một vấn đề mà bất cứ ai cũng cần phải quan tâm. Hãy lưu ý rằng khả năng truy cập khác với tính tiện ích! Tiện ích thể hiện sự tương tác dễ dàng trên giao diện và nội dung dễ đọc thì khả năng truy cập lại liên quan nhiều đến lưu lượng khách ghé thăm. 

Tại sao khả năng truy cập lại quan trọng đến vậy?

Nói chung, mọi trang web cần phải đáp ứng được thị hiếu và nhu cầu. Ngoài những nhóm người thông thường dùng internet thì cũng cần website phù hợp với:

Nhóm người có thị lực kém

Nhóm người dùng máy tính có cấu hình thấp

Nhóm người sử dụng các trình duyệt khác nhau

Theo dữ liệu thống kê thì trên thế giới có khoảng 20% người thuộc các nhóm trên.

Thêm nữa, nội dung cũng nên luôn sẵn sàng cho mọi người dùng mà không bị quá phụ thuộc vào cách truy cập của họ ( trình duyệt bằng máy tính, điện thoại hoặc trình duyệt giọng nói) hay từ các tác nhân bên ngoài của môi trường (quá nhiều ánh sáng hoặc tạp nhiễu). Một lý do nữa tại sao khả năng truy cập lại đáng để xem xét là tốc độ tìm kiếm thông tin mà mọi người quan tâm.

Ngôn ngữ là một vấn đề cần được quan tâm. Bởi không phải mọi khách truy cập đều có thể hiểu đầy đủ được ngôn ngữ trên trang web của bạn.

Song, thực tế thì khả năng truy cập có thể giảm được chi phí và mang lại lợi nhuận. Vậy tại sao không tìm ra các cách để khả năng truy cập cho trang web của bạn được tốt hơn?





8 thủ thuật tạo khả năng truy cập

Hãy “ tối ưu” HTML

Việc sử dụng HTML là một trong những tính năng quan trọng nhất để làm tăng khả năng truy cập cho website. Song, vấn đề không chỉ đơn giản. Cần phải tính tới các loại trình duyệt khác nhau, cả những phiên bản cũ lẫn phiên bản mới, đưa ra những cách “tối ưu” HTML. Để đảm bảo cho text HTML của bạn chính xác, bạn có thể sử dụng các chương trình chuyên biệt như: W3C HTML Validator or WDG HTML Validator để cho phép bạn hiệu chỉnh các lỗi chính tả có thể mắc phải mà bạn không nhận ra. Hãy thận trọng với nhiều chương trình khác khẳng định có thể tối ưu được HTML.-->Hãy thu hút “ tối ưu” HTML.

Mặt khác, bạn sử dụng HTML không chỉ để cho đẹp mà còn nhấn mạnh cho cấu trúc và nội dung trên web thay vì chỉ thể hiện vẻ ngoài. (Ví dụ, bạn thường sử dụng tính năng chữ đậm không chỉ để thu hút mắt mà còn để đánh dấu một tuyên bố, một ý tưởng, một vấn đề. Bạn có thể sử dụng các yếu tố EM hoặc STRONG để thể hiện sự nhấn mạnh.

Dùng thẻ ALT dưới dạng text

Liên quan tới các hình ảnh, khi sử dụng IMG và AREA bạn cũng nên cung cấp thẻ ALT để lựa chọn; mục đích của nó là thực hiện chức năng hơn là chỉ để mô tả. Tuy nhiên, nếu bạn muốn một ảnh trang trí và sử dụng ALT =’’’’ để biết không có nội dung ảnh.

Đừng thay thế text bằng các hình ảnh




Lựa chọn các hình ảnh thay thế text thường làm giảm khả năng truy cập của bản thiết kế web. Nhìn chung, text linh hoạt hơn trong việc cung cấp khả năng lựa chọn phông chữ cho người dùng. Kết quả là nếu không làm như vậy sẽ dẫn đến chất lượng hình ảnh nghèo nàn đối với một số cấu hình phần cứng máy tính.





Các gợi ý màu 
Đừng quên chỉ rõ các thuộc tính của tất cả các màu vì chúng có ảnh hưởng tới khả năng truy cập cho một website. Việc xác định một hệ thống số có cơ sở là 16 (hexadecimal) dưới các dạng <#rrggbb> hoặc <#RRGGBB> hầu như có tầm quan trọng sống còn vì cũng có những trình duyệt cũ hơn không hỗ trợ các tên màu sắc. 
Bạn nên nhạy cảm khi lựa chọn màu của text sao cho thật dễ đọc và cần có tương phản rõ với màu nền. 
Người ta khuyến nghị rằng: không nên dùng cùng màu cho các đường link đã được nhấp chuột với các đường link chưa được nhấp chuột vì dễ gây nhầm lẫn cho người dùng. 


Hãy sử dụng những cỡ Font chữ phù hợp





Font chữ là một yếu tố khá quan trọng khi nói đến HTML bởi nó làm tăng thêm khả năng truy cập cho website. Hãy đảm bảo rằng website của bạn cho phép người sử dụng có thể thay đổi cỡ font phù hợp. Và bạn không chỉ cố gắng tập trung vào FONT mà còn phải chú ý đến nội dung.




Đừng quá “ phụ thuộc vào “ javascript

Một số trình duyệt không hỗ trợ Java scripts, nên đôi khi sẽ tốt hơn nếu bạn không sử dụng nó. Dù Java scripts thường được coi là những nhân tố làm tăng khả năng truy cập và mang lại cho người dùng những mách nước hữu ích.

Vì vậy, điều cần lưu ý là: 
Hãy đảm bảo Java scripts có khả năng truy cập 
Hãy sẵn sàng với một trình duyệt không hỗ trợ Java script. 


Tổ chức website của bạn 
Hãy đảm bảo cho trang web của bạn có một cấu trúc nội dung rõ ràng và hợp lý. 
Hãy tổ chức các đường link sao cho logic và hiệu quả, khiến người dùng truy cập được dễ hơn tới những đường link mà họ muốn. 
CSS có thể là một quan niệm tin cậy để nhấn mạnh các đường link dạng text và khiến người dùng nhìn được rõ hơn. 
Sơ đồ trang, box tìm kiếm hay lô gô cũng là những nhân tố thể hiện một website có khả năng truy cập. 
Kiểm tra lượng người dùng thực trên trang web là một cách tốt để phân tích khả năng truy cập và dự đoán số lưu lượng truy cập vào site. 
Nên để phần cuối trang có nội dung đơn giản, rõ ràng và dễ đọc. 


Kết luận





Hãy luôn nhớ rằng một website tiện lợi là trước hết phải dễ truy cập. Khả năng truy cập chỉ là chi tiết nhỏ trong việc thiết lập một trang web nhưng nó mang một giá trị không tính hết được đối với website.

Vậy nên, hãy quan tâm đến những lợi ích sau: 
Lưu lượng truy cập 
Tìm thấy thông tin dễ dàng 
Tốc độ tìm kiếm nhanh 
Xếp hạng trên kết quả tìm kiếm cao hơn 
Ngăn chặn được tính rủi ro pháp lý 
Triển khai dịch vụ tốt hơn 
Tiếp cận website tốt hơn. 
Thời gian tải nhanh hơn 
Tăng xếp hạng trang 
Tránh hiện tượng tắc nghẽn băng thông 


Để có được những ưu thế này, hãy lưu ý đến: 
Tối ưu HTML 
Thu hút bằng ý tưởng chứ không phải bằng giao diện (bố cục) 
Cung cấp thẻ ALT dưới dạng text 
Sử dụng màu tương phản 
Tránh đặt text trong các bức ảnh. 
Sử dụng font chữ phù hợp 
Hãy sẵn sàng với một trình duyệt không hỗ trợ javascript. 
Nội dung đơn giản, rõ ràng và dễ đọc 


Nguồn: avangate.com
Đối với một Web Designer không biết về CSS thì quả thực sẽ là một thiệt thòi rất lớn, nếu không muốn nói là kém. Vậy bài viết này sẽ trang bị cho các bạn những kiến thức cơ bản cần và đủ là thiết kế một temp cho website hoàn chỉnh.

- Việc đầu tiên các bạn cần phải quan tâm đối với CSS đó chính là sự tương thích với các trình duyệt web. Trên thế giới hiện nay có rất nhiều trình duyệt khác nhau, nhưng có lẽ được tin dùng nhất chính là Mozila Firefox và Internet Explorer (trình duyệt của window). Vì vậy mà viết các đoạn mã CSS sao cho tất cả các trình duyệt đều hiểu được không phải là dễ, nhưng cũng không phải là quá khó như các bạn tưởng tượng.




1.Lệnh margin

Ta bắt đầu với canh lề

a.Căn lề 2 bên

.ClassName { 

margin:20px;


b. Căn lề dùng lệnh auto:

CODE

.ClassName { 

margin:20px auto;


- với lệnh trên, lề trái và phải sẽ tự động được căn giữa, còn lề trên và dưới sẽ được căn lề là 20px.

c. lệnh Margins với 3 giá trị:

CODE

.ClassName { 

margin:20px auto 50px;

- với lệnh này lề trên căn lề 20px, lề trái & phải sẽ được tự động căn giữa, lề dưới căn lề 50px.

2.Lệnh Padding:

- Các lệnh căn lề với padding:

CODE

.ClassName { 

padding-top:10px; // căn lề trên

padding-right:20px; // căn lề phải 

padding-bottom:30px; // căn lề dưới

padding-left:40px; // căn lề trái 

}

- Để dễ dàng hơn ta có thể viết:

CODE

.ClassName { 

padding:10px 20px 30px 40px;


- Như vậy cấu trúc lênh sẽ là : padding : top right bottom left;

Ta thấy 2 lệnh trên đều là căn lề, vậy chúng có gì khác nhau, chúng ta sẽ nói thêm về điều này:

+ margin : khi dùng lệnh này để căn lề thì kích thước của khung nội dung của bạn sẽ được giữ nguyên.

+ padding: với việc căn lề bằng lệnh padding thì kích thước của khung nội dung sẽ bị thay đổi. Lấy ví dụ: khung nội dung của bạn có độ rộng 100px, khi dùng lệnh căn lề trái padding-left:30px; thì khung sẽ bị dịch sang phải 30px, và khi đó độ rộng của khung sẽ được cộng thêm vào là 30px, tức là 130px. Đó chính là mấu chốt khiến các bạn mới làm quen thường bị xảy ra hiện tượng xô lệch do khi dùng padding vì chúng ta padding bao nhiêu thì sẽ + thêm vào chiều rông cũ bấy nhiêu để tạo thành một chiều rộng mới.


3.Background:


- các thuộc tính cơ bản của lệnh như bên dưới:

CODE

.ClassName { 

background-color: transparent; // làm trong nền trong suốt

background-image: url('/image.jpg'); // ảnh nền 

background-repeat: no-repeat; // thuộc tính lặp lại

background-position: top right; // vị trí nền 

background-attachment: scroll; // nền trượt



- ví dụ như bạn muốn tạo ảnh nền trong suốt, nằm trên cùng bên phải, không lặp lại, và di chuyển theo chuột, ta sẽ có lệnh như bên dưới:

CODE

.ClassName { 

background: transparent url('image.jpg') no-repeat top right scroll;

}

4.Lệnh font:

CODE

.ClassName { 

font-variant:small-caps;

font-weight:bold; 

font-size:1em;

line-height:1.4em; 

font-family:Georgia, serif;


5.Lệnh cho list (ul):

CODE

ul { 

list-style-type:decimal-leading-zero;

list-style-position:inside; 

list-style-image: none; // sử dụng ảnh, nếu muốn sử dụng ảnh cho list, bạn chỉ việc thay none bằng url('link ảnh')


- để đơn giản ta gộp các thuộc tính chung lại, như bên dưới:

CODE

ul { 

list-style:decimal-leading-zero inside url('image.jpg');


6.lệnh Border (tạo đừơng viền - đường bao)

CODE

.ClassName { 

border-width:2px; // độ rộng đường bao

border-style: solid; // kiểu 

border-color: #4096EE; // màu


- đơn giản có thể viết

CODE

.ClassName { 

border: 2px solid #4096EE; // trị màu : #4069EE có thể thay bằng rgb(64, 150, 238)


7.Outline (tương tự lệnh border)

- ví dụ bên dưới là tạo đương viền cho ảnh

CODE

img { 

outline-width: 5px;

outline-style:solid; 

outline-color: #000000;


- đơn giản có thể viết

CODE

img { 

border: outline: 5px solid #000000;


8.Lệnh màu :

- có thể sử dụng 1 trong các cách dưới đều được

CODE

.ClassName { 

color: #FFFFFF;


.ClassName {

color: #FFF; 

}

.ClassName { 

color: #fff;


.ClassName {

color: rgb(255, 255, 255); 

}

9. Cross browser transparency:
- thiết lập cho từng trình duyệt

CODE

.ClassName { 

filter:alpha(opacity=50); // trình duyệt IE

-moz-opacity:0.5; // trình duyệt mozilla 

-khtml-opacity: 0.5; // trình duyệt Safari

opacity: 0.5; // hầu hết các trình duyệt, nhưng IE thì không. 

}

10. First-child selectors

- ví dụ bên dưới tạo màu chữ riêng cho lớp đầu tiên của footer (nằm trong thẻ <em>)

CODE

.footer em:first-child { 

color:#ccc;


12. First-letter (kí tự đầu tiên)

p:first-letter{

color:#ff0000;

font-size:15px;

}[/CODE]

- ví dụ ta có code sau :

<p>This is an example usage of the first-letter property</p>

- kết quả :

This is an example usage of the first-letter property

13. First-line

- thiết lập thuộn tính cho dòng đầu tiên

CODE

#p:first-line { 

color:#ff0000;

font-weight:bold; 

}

- ví dụ: ta có code

<p>This is an example usage of the first-line property. This is an example usage of the first-line property.</p>

- kết quả :
This is an example usage of the first-line property. This is an example usage of the first-line property.

14. Độ cao tối thiểu

CODE

.ClassName { 

min-height:200px;

- code trên không hỗ trợ cho IE, để hiển thị trên IE, bạn tham khảo code bên dưới:


CODE

.ClassName{ 

min-height:200px;

height:auto !important; 

height:200px;


15. Thuộc tính clip (hiển thị một phần)

- ví dụ ta có code bên dưới:

CODE

img { 

clip:rect(50px 218px 155px 82px);


với code này, ảnh sẽ được clip phía trên 50px, bottom là 218px (tính từ trên xuống), right là 155px (tính từ trái qua), left là 82px (cũng tính từ trái qua). xem ví dụ bên dưới để rõ:


Hình gốc


Hình Đã Sửa với Clip

Bên dưới là 3 lệnh code CSS3 (lưu ý. CSS3 chỉ hỗ trợ trên Firefox, safariand, và Chrome)

16. Bo góc:

CODE

.rounded_corner { 

-moz-border-radius:10px;

-webkit-border-radius:10px; 

width:400px;

height:100px; 

background-color:#000;

}

17. Drop shadow (tạo bóng đổ)

CODE

.your_shadow { 

width:400px;

height:200px; 

background-color:#000;

-webkit-box-shadow: 5px 5px 2px #ccc; 

}

18. Resize

CODE

.resize{ 

min-width:200px;

min-height:200px; 

max-width:500px;

max-height:400px; 

resize:both;

background-color:#ccc; 

border:2px solid #666;

overflow:auto; 

}

19.dùng dấu "," để gộp chung các class khi có cùng thuộc tính:

ví dụ như bên dưới:

CODE

h1, h2, h3, h4, h5, h6 { 

font-family:Helvetica, Verdana, sans-serif;

}
Website cung cấp thông tin: như các website báo điện tử, website cung cấp thông tin theo những chuyên đề cụ thể. Thông thường các website cung cấp thông tin miễn phí và nguồn thu đến từ phí quảng cáo trên website khi có lượng người xem thường xuyên đông. Tuy nhiên nếu các thông tin có giá trị cao, người xem có thể sẽ phải trả phí để xem được các thông tin này.

Có rất nhiều loại website nhưng có thể phân thành 2 loại web cơ bản như sau:

- Website cung cấp thông tin: như các website báo điện tử, website cung cấp thông tin theo những chuyên đề cụ thể. Thông thường các website cung cấp thông tin miễn phí và nguồn thu đến từ phí quảng cáo trên website khi có lượng người xem thường xuyên đông. Tuy nhiên nếu các thông tin có giá trị cao, người xem có thể sẽ phải trả phí để xem được các thông tin này.

- Website cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ: các website này có thể chỉ giới thiệu thông tin về các sản phẩm, dịch vụ hoặc có thể có những tính năng giúp người xem có thể mua sản phẩm hoặc dịch vụ thẳng từ website (các website thương mại điện tử).

Từ 2 loại website cơ bản như trên đã phát triển thành rất nhiều mô hình website đa dạng và phong phú như:

- Cổng thông tin (Portal)

- Sàn giao dịch (Marketplace)

- Cửa hàng, siêu thị trực tuyến (E-store)

- Báo điện tử (E-newspaper)

- Mạng xã hội (Social Networking Website)

- Danh bạ (Web Directory)

- Webiste việc làm

- Website đấu giá

- Webblog


Sự tăng trưởng nhanh chóng của internet trong mọi lĩnh vực của đời sống hiện tại khiến nó trở thành một phần sống còn trong cuộc sống của chúng ta. Từ thương mại cho tới bệnh viện đến tổ chức giáo dục tất cả đều chịu sự thay đổi nhanh chóng và giờ đây đều trực tuyến để bắt kịp nhịp độ tiến triển của thế giới công nghệ số.



Ngày nay nhiều trường học và các tổ chức giáo dục đã nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng website để tạo sự hiện diện trên internet. Đưa việc giáo dục lên mạng đã không chỉ phục vụ cho các đối tượng học viên tiềm năng mà còn là một cách hiệu quả để phục vụ các giáo viên, nhân viên, cha mẹ học viên và cả những học viên hiện tại.

Các website giáo dục không chỉ cung cấp thông tin về cơ sở, các khóa học của họ mà còn cung cấp những thông tin về hoạt động của trường, các chương trình học bổng và hỗ trợ sinh viên.

Thiết kế website cho các tổ chức giáo dục ngày càng trở lên một chuyên biệt hóa, ngày càng nhiều các tổ chức giáo dục hiểu ra sức hút từ sự hiện diện online của mình. Website của một tổ chức giáo dục đòi hỏi không chỉ là 1 website động, hấp dẫn mà còn cần có nhiều thông tin hữu ích.

Qua kinh nghiệm của mình chúng tôi thấy rằng khi xây dựng 1 website cho các tổ chức giáo dục cần luôn luôn giữ trong đầu những vấn đề sau :

- Hãy chắc chắn bạn có kế hoạch và đã hình dung hết các lựa chọn. Xây dựng cấu trúc cơ bản website của bạn sẽ như thế nào và trong tương lai sẽ được mở rộng như thế nào.

- Bạn hãy chuẩn bị trước các thông tin và tài liệu sẽ được đưa lên website.

- Hãy tạo ra sự đơn giản và dễ dàng truy cập cho mọi thông tin trên trang web.

- Sử dụng các chức năng định hướng ( menu, các đường link) một các thống nhất và khoa học để người dùng dễ dàng truy cập thông tin.

- Luôn luôn tập trung vào đối tượng khách hàng mục tiêu mà tổ chức bạn theo đuổi.

- Hãy tạo một thăm dò dư luận trên website về tính thân thiện của trang web.

- Thường xuyên update thông tin.

Với tư cách là một tổ chức giáo dục bạn nên xem xét cung cấp những thông tin sau trên website:

- Tổng quan về tổ chức của bạn, triết lý và hoạt động.

- Các khóa học và chương trình được cung cấp.

- Các nghiên cứu khoa học hay công trình được thực hiện bởi trường của bạn.

- Các bản tin newsletter.

- Thời khóa biểu các khóa học, lịch các hoạt động trong trường, khoa.

- Gửi email cho các giảng viên trong tổ chức.

- Kiểm tra lịch làm việc.

- Tạo ra diễn đàn chung cho sinh viên và những người quan tâm.

- Tạo các liên kết đến các tổ chức giáo dục khác liên quan.

Các trương đại học và các trung tâm giáo dục khác trên toàn thế giới hiện nay đang đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng các hệ thống website. Biến nó thành một lĩnh vực thiết kế chuyên biệt. Một website dành cho tổ chức giáo dục nên được trình bày 1 cách rõ ràng, chính xác, dễ hiểu, hấp dẫn và giầu thông tin.

Website tĩnh là website chỉ bao gồm các trang web tĩnh và không có cơ sở dữ liệu đi kèm.
Web động là thuật ngữ được dùng để chỉ những website có cơ sở dữ liệu và được hỗ trợ bởi các phần mềm phát triển web.

1. Web tĩnh

- Trang web tĩnh thường được xây dựng bằng các ngôn ngữ HTML, DHTML,…

- Trang web tĩnh thường được dùng để thiết kế các trang web có nội dung ít cần thay đổi và cập nhật.

- Website tĩnh là website chỉ bao gồm các trang web tĩnh và không có cơ sở dữ liệu đi kèm.

- Website tĩnh thích hợp với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vừa và nhỏ mới làm quen với môi trường Internet.

Trang web tĩnh và website tĩnh có các ưu và nhược điểm cơ bản dưới đây.   

* Ưu điểm cơ bản:

Thiết kế đồ hoạ đẹp: Trang Web tĩnh thường được trình bày ấn tượng và cuốn hút hơn trang web động về phần mỹ thuật đồ hoạ vì chúng ta có thể hoàn toàn tự do trình bày các ý tưởng về đồ hoạ và mỹ thuật trên toàn diện tích từng trang web tĩnh.

- Tốc độ truy cập nhanh: Tốc độ truy cập của người dùng vào các trang web tĩnh nhanh hơn các trang web động vì không mất thời gian trong việc  truy vấn cơ sở dữ liệu như các trang web động.

- Thân thiện hơn với các máy tìm kiếm (search engine) : Bởi vì địa chỉ URL của các .html, .htm,… trong trang web tĩnh không chứa dấu chấm hỏi (?) như trong web động.

- Chi phí đầu tư thấp:  Chi phí xây dựng website tĩnh thấp hơn nhiều so với website động vì không phải xây dựng các cơ sở dữ liệu, lập trình phần mềm cho website và chi phí cho việc thuê chỗ cho cơ sở dữ liệu, chi phí yêu cầu hệ điều hành tương thích (nếu có).



* Nhược điểm cơ bản:

- Khó khăn trong việc thay đổi và cập nhật thông tin: Muốn thay đổi và cập nhật nội dung thông tin của trang website tĩnh Bạn cần phải biết về ngôn ngữ html, sử dụng được các chương trình thiết kế đồ hoạ và thiết kế web cũng như các chương trình cập nhật file lên server.

- Thông tin không có tính linh hoạt, không thân thiện với người dùng: Do nội dung trên trang web tĩnh được thiết kế cố định nên khi nhu cầu về thông tin của người truy cập tăng cao thì thông tin trên website tĩnh sẽ không đáp ứng được.

- Khó tích hợp, nâng cấp, mở rộng:  Khi muốn mở rộng, nâng cấp một website tĩnh hầu như là phải làm mới lại website.

2. Web động
- Web động là thuật ngữ được dùng để chỉ những website có cơ sở dữ liệu và được hỗ trợ bởi các phần mềm phát triển web.

- Với web động, thông tin hiển thị  được gọi ra từ một cơ sở dữ liệu khi người dùng truy vấn tới một trang web. Trang web được gửi tới trình duyệt gồm những câu chữ, hình ảnh, âm thanh hay những dữ liệu số hoặc ở dạng bảng hoặc ở nhiều hình thức khác nữa.

Chẳng hạn ứng dụng cơ sở của bạn có chức năng như một công cụ thương mại điện tử (một cửa hàng trực tuyến) trưng bày catalogue sản phẩm trên website hay theo dõi kho hàng, khi một mặt hàng được giao, ngay lập tức những trang có liên quan đến sản phẩm đó phản ánh sự thay đổi này. Những website cơ sở dữ liệu còn có thể thực hiện những chức năng truyền và xử lý thông tin giữa doanh nghiệp – doanh nghiệp.   

- Web động thường được phát triển bằng các ngôn ngữ lập trình tiên tiến như PHP, ASP, ASP.NET, Java, CGI, Perl, và sử dụng các cơ sở dữ liệu quan hệ mạnh như Access, My SQL, MS SQL, Oracle, DB2,

- Thông tin trên web động luôn luôn mới vì nó dễ dàng được bạn thường xuyên cập nhật thông qua việc Bạn sử dụng các công cụ cập nhật của các   phần mềm quản trị web . Thông tin luôn được cập nhật trong một cơ sở dữ liệu và người dùng Internet có thể xem những chỉnh sửa đó ngay lập tức. Vì vậy website được hỗ trợ bởi cơ sở dữ liệu là phương tiện trao đổi thông tin nhanh nhất với người dùng Internet. Điều dễ nhận thấy là những website thường xuyên được cập nhật sẽ thu hút nhiều khách hàng tới thăm hơn những web site ít có sự thay đổi về thông tin.

- Web động có tính tương tác với người sử dụng cao. Với web động, Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng quản trị nội dung và  điều hành website của mình thông qua các phần mềm hỗ trợ mà không nhất thiết Bạn cần phải có kiến thức nhất định  về ngôn ngữ  html, lập trình web,

Bạn cũng có thể nhìn nhận vấn đề theo khía cạnh khác: chẳng hạn bạn đã có sẵn những cơ sở dữ liệu như cơ sở dữ liệu sản phẩm, nhân sự, khách hàng hay bất kỳ cơ sở dữ liệu nào đó mà bạn muốn đưa thêm giao diện web vào để người dùng nội bộ hay người dùng Internet đều có thể sử dụng chương trình chỉ với trình duyệt web của mình.

- Tất cả các website Thương mại điện tử, các mạng thương mại, các mạng thông tin lớn, các website của các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động chuyên nghiệp trên Net đều sử dụng công nghệ web động. Có thể nói web động là website của giới chuyên nghiệp hoạt động trên môi trường Internet.
Nguồn http://thegioiweb.vn/Story/vn/thietkeweb/thietkewebq/2007/11/1974.html
Trang web của bạn đã được khá nhiều người mua hàng biết đến, nhưng làm thế nào để biến những khách hàng bình thường này thành những khách hàng tiềm năng? Nếu bạn muốn biến những người mua hàng bình thường thành khách hàng tiềm năng thì những mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp bạn giữ và tạo được những khách hàng quan trọng cho công việc kinh doanh của mình.

1. Đặt nội dung lên hàng đầu:

Bạn hãy bỏ ra một vài phút để nghĩ về tầm quan trọng của việc phải cập nhật nội dung trang web. Nếu trang Web của bạn kinh doanh về bất động sản, chắc chắn khách hàng của bạn mong muốn nhận được những thông tin mới về thị trường bất động sản. Khách hàng sẽ bị gây ấn tượng bởi những tin tức mới được truyền tải một cách thường xuyên.Còn nếu bạn đang bán ốc và vít thì không cần phải cập nhật thường xuyên như các hình thức kinh doanh khác.

Nếu trang web của bạn không cần thay đổi nội dung thì hãy viết về chính công ty bạn. Bạn muốn nội dung trang web tập trung vào những điểm mạnh, những lợi thế về dịch vụ và sản phẩm của bạn? Sau đây là một vài cách mà bạn có thể áp dụng:

*      Sản phẩm của bạn giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian.
*      Sản phẩm của bạn giúp khách hàng tiết kiệm tiền bạc
*      Những ứng dụng hữu ích đối với sản phẩm của bạn

Có thể có người sẽ nói “tôi là một doanh nghiệp chứ không phải là một nhà văn”. Theo tôi thì tại sao bạn lại không thử xem sao nhỉ? Bạn sẽ ngạc nhiên đấy. Nếu cách viết của bạn không rõ ràng và sâu sắc như một nhà chuyên nghiệp thì sự nhiệt tình với sản phẩm sẽ thực sự hữu ích cho doanh nghiệp của bạn.

Sau đây là một số nguồn rất hữu ích nếu bạn tham khảo ý kiến trên các trang web:

*      Elance (http://www.elance.com/)
*      Sunoasis Jobs (http://www.sunoasis.com/)
*      Marketingtool.com (http://www.marketingtool.com/)

2. Kiểm tra kỹ nội dung

Nên nhớ rằng khi chúng ta nói về nội dung thì chúng ta không chỉ nói về những câu chữ trên trang web. Chúng ta đang nói về những từ ngữ, hình ảnh, các đường link, logo và địa chỉ e-mail.

Hãy kiểm tra lại tất cả các đường link. Nếu như các đường link đến trang web của bạn không thoả mãn được nhu cầu của khách hàng thì bạn phải tìm hiểu xem khách hàng có thấy thoải mái khi truy cập bằng thẻ của họ vào trang web không? Ngoài ra, hãy kiểm tra những nội dung và hình ảnh của bạn sẽ có thời lượng bao nhiêu. Nếu mất khoảng hơn 10 giây cho một hình ảnh về sản phẩm thì có lẽ bạn sẽ bị mất khách hàng vì khối lượng hình ảnh quá lớn.

3. Xây dựng hòm thư góp ý

Một thực tế đã được chứng minh là các khách hàng của bạn càng có ý kiến về trang web bao nhiêu thì họ càng cảm thấy thoải mái và dễ chịu bấy nhiêu. Họ càng cảm thấy thoải mái bao nhiêu thì họ càng mua nhiều hàng hoá cũng như chú ý đến bạn nhiều hơn. Sau đây là ba cách giúp bạn có được thông tin phản hồi từ phía khách hàng.

- Thiếp lập một hộp thư góp ý trực tuyến: Đây là một cách hiệu quả nhất để đưa khách hàng của bạn có phản hồi và chú ý tới các sản phẩm cũng như dịch vụ của bạn. Hãy để họ có những nhận xét và góp ý về các sản phẩm mà chính họ đã dùng. Phê bình chính là một động lực để cải tiến sản phẩm và chính những lời nhận xét hay phê bình này là xu hướng dùng sản phẩm trên thị trường.

- Hãy tổ chức các cuộc thi: Hãy hỏi những khách hàng của bạn đưa ra những lý do vì sao họ lại thích sản phẩm của bạn đồng thời cũng đưa ra giải thưởng hàng tháng hay hàng tuần cho những người thắng cuộc. Giải thưởng này không chỉ là cách để khách hàng có những phản ứng về sản phẩm mà còn là một cách để bạn thu thập được những lời khuyên của khách hàng về sản phẩm hay dịch vụ để có những cải tiến sao cho hàng hoá hay dịch vụ của bạn ngày càng tốt hơn.
- Tiến hành cuộc khảo sát trực tuyến: Họ có thể đưa ra ý kiến về việc kinh doanh và thông qua đó bạn sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm và tìm hiểu được sở thích của khách hàng.

4. Lắng nghe, học hỏi và rút kinh nghiệm

Có một vài cách hiệu quả để đánh giá thành công đối với những cố gắng của bạn. Nếu vì bất cứ một lý do nào đó mà mọi người không truy cập vào trang web của bạn hàng tuần thì bạn phải thay đổi nội dung một cách phù hợp để thu hút khách hàng. Hộp thư góp ý trực tuyến mà bạn đặt cũng là một cách tốt để biết được những ý kiến của khách hàng về nội dung của bạn. Nếu không có ai nhận xét về mục “Tin hàng tháng” thì có lẽ sẽ không có giá trị để tiếp sức thêm cho bạn vào đầu mỗi tháng làm việc tốt hơn.

Có một nội dung luôn đổi mới không có nghĩa là chỉ đổi mới những tựa đề tin tức trên những trang chủ mà hãy theo dõi một cách cẩn thận đến cả nội dung và luôn luôn đặt ra câu hỏi “liệu những nội dung này có giúp cho công việc bán hàng của tôi nhiều không?”. Nếu câu trả lời là có thì bạn đã đi đúng hướng rồi đó.

Hãy nên nhớ rằng, Marketing một sản phẩm trực tuyến đồng nghĩa với việc: trang web của bạn là phương tiện duy nhất để các khách hàng liên hệ với bạn. Nội dung mà bạn truyền lên trang web sẽ nói lên quy mô và tầm cỡ của công ty mà bạn đang điều hành. Một thông tin thích hợp và cập nhật sẽ truyền tải niềm tin về công ty của bạn tới khách hàng, giúp họ truy cập website của bạn thường xuyên hơn. Và điều này tỷ lệ thuận với lợi nhuận mà khách hàng mang lại cho bạn!
Công ty bạn cần có trang web để quảng bá sản phẩm/dịch vụ và bạn đang lưỡng lự trước quyết định chọn ai là người xây dựng trang Web đó. Tất nhiên bạn có thể tự làm việc này, nếu ở công ty bạn đã có một đội ngũ các nhân viên kỹ thuật giỏi nghề, hoặc bạn có đủ tiền để tuyển một nhóm chuyên gia thiết kế trang web. Nhưng nếu bạn cũng giống như phần lớn các công ty nhỏ khác – không có nguồn nhân lực và khả năng tài chính cũng chưa cho phép – bạn sẽ phải nhờ đến một công ty thiết kế web chuyên nghiệp.


Trong trường hợp này, bạn cần cẩn thận trong việc lựa chọn đối tác. Một trang web được thiết kế nghèo nàn, cẩu thả có thể khiến bạn tốn kém nhiều tiền của, khách hàng sẽ từ bỏ bạn và danh tiếng công ty cũng ngày một suy giảm theo. Vì thế trước khi ký kết hợp đồng với một nhà thiết kế, bạn hãy xem xét các yếu tố cơ bản sau:

1. Xác định rõ nhu cầu của mình.

Bạn có thể thuê một nhà Thiết kế web trong thời gian dài để xây dựng, triển khai và duy trì hoạt động cho trang web của bạn. Nhưng nếu mục đích trang web của bạn chỉ đơn thuần là giới thiệu trực tuyến các thông tin về công ty và sản phẩm/dịch vụ, thì bạn có thể tiết kiệm chi phí bằng cách thuê một nhà thiết kế web để xây dựng và triển khai trang web trong thời gian ngắn, còn bạn sẽ tự thực hiện mọi công việc liên quan đến hoạt động của trang web (chẳng hạn như khắc phục các đường link hỏng) ngay tại công ty. Bạn hãy xác định rõ những mục tiêu và kế hoạch tăng trưởng của công ty để dự liệu về thời hạn thuê dịch vụ của công ty thiết kế web.

2. Nghiên cứu kỹ lưỡng từng ứng viên.

Đây là phân đoạn thiết yếu trong thời gian bạn nghiên cứu để chọn lựa các nhà thiết kế web, bởi vì nó giúp bạn đánh giá chính xác năng lực của họ. Sau khi tìm được một vài nhà thiết kế web mà bạn cảm thấy có vẻ ưng ý nhất – thông qua danh bạ web hay các trang web của đối thủ cạnh tranh – bạn hãy đọc danh mục những công việc và chi phí họ đưa ra ngay trên trang web của mình. Một trang web được coi là đẹp mắt, tiện lợi trong sử dụng và có trình độ chuyên nghiệp cao không nhất thiết phải cầu kỳ hay rực rỡ. Bạn chỉ cần tìm hiểu cảm nhận của các chuyên gia thiết kế để xem những ý tưởng của họ có phù hợp với mình không. Bạn cũng nên chú ý hơn đến các nhà thiết kế có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh của bạn.

3. Đánh giá các dịch vụ của họ.

Hãy xác định xem liệu nhà thiết kế web có đáp ứng được các yêu cầu của bạn không. Nếu bạn muốn kinh doanh sản phẩm trực tuyến, bạn hãy tìm kiếm các công ty có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế trang web thương mại điện tử. Nếu ứng viên mà bạn quan tâm là một cá nhân, thì bạn cần đảm bảo rằng người này có đủ các kỹ năng cần thiết để xây dựng thành công tất cả những gì bạn đòi hỏi. Bạn phải luôn tỉnh táo trước những “lời đường mật” của các công ty thiết kế web, mà hãy chú ý nhiều hơn đến những dịch vụ cộng thêm do các công ty thiết kế web đưa ra (ví dụ như nội dung viết quảng cáo, tiếp thị và một số dịch vụ khác).

4. Gặp gỡ trực tiếp.

Thông thường, nhà thiết kế web tương lai của bạn, dù là cá nhân hay công ty đa quốc gia, sẽ giới thiệu các đặc tính trang web của họ ra toàn thế giới, thế nhưng bạn cần phải chọn đối tác nào mà mình có khả năng gặp gỡ, làm việc và hợp tác chặt chẽ. Sau khi tiếp xúc với nhà thiết kế web, bạn hãy tự hỏi bản thân một số câu dưới đây và hãy tự trả lời chúng thật trung thực:
  • Họ có lắng nghe các nhu cầu của mình không?
  • Họ có hiểu vấn đề theo cách hiểu của mình không?
  • Họ có hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của mình không?
  • Họ có chia sẻ viễn cảnh của mình trong trang web không?
5. Kiểm tra và tham khảo ý kiến.

Việc tìm hiểu về hiệu quả kinh doanh của nhà thiết kế web luôn rất hữu ích, vì nó cho bạn biết nhà thiết kế đó đang hoạt động ra sao. Có thể công ty thiết kế web đó nổi tiếng khắp thế giới nhờ khả năng sáng tạo không ngừng, nhưng nếu họ không hoàn thành trang web của bạn đúng hạn với chất lượng đúng như đòi hỏi của bạn, thì đó không phải là đối tượng mà bạn cần tìm. Bạn có thể không cần đến Fat Hat Design – một cái tên quá nổi tiếng trong ngành thiết kế web và nhãn hiệu kinh doanh với các khách hàng là nhiều công ty, tập đoàn lớn trên toàn nước Mỹ, mà cái bạn cần là một nhà thiết kế web có thể xây dựng một trang web phù hợp nhất với yêu cầu kinh doanh của bạn. Bạn có thể gọi điện thoại và tham khảo ý kiến một số khách hàng cũ của nhà thiết kế web này về việc công ty:
  • Có hoàn thành hợp đồng đúng theo hạn định không?
  • Có đáp ứng được các yêu cầu đề ra ban đầu không?
  • Có nhiệt tình tiếp nhận các đề xuất và câu hỏi của khách hàng không?
  • Có nhanh chóng khắc phục sai sót không?
  • Có thực hiện công việc theo mức phí đã thoả thuận ban đầu không?
6. Hãy nhìn xa hơn.

Nhiều năm qua, hàng trăm công ty thiết kế web khác nhau trên thế giới với đủ quy mô và trình độ chuyên môn đã tiến hành sát nhập, cắt giảm hoạt động hay đơn giản là đóng cửa. Do không thể biết chắc nhà thiết kế web mà bạn muốn thuê sẽ tiếp tục hoạt động lâu dài hay chuẩn bị phá sản, nên bạn có quyền đưa ra câu hỏi về tính ổn định và lâu dài trong mối quan hệ giữa bạn với nhà thiết kế đó. Bạn cũng nên hỏi trước hình thức thanh toán: có thể trả tiền làm nhiều đợt theo tiến độ công việc thực hiện được, hay phải thanh toán toàn bộ chi phí ngay sau khi ký kết hợp đồng. Những nhà thiết kế nào sẵn sàng chấp nhận phương thức thanh toán từng phần chính là đối tượng mà bạn có thể tin cậy khi giao dịch.

Có thể nói, để trang web của bạn thực sự là một công cụ hỗ trợ kinh doanh, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của bạn về các chức năng tìm kiếm, kỹ thuật và cả yếu tố thẩm mỹ, giúp khách hàng cảm thấy thoải mái và thuận tiện khi truy cập, thì điều quan quan trọng là bạn phải tìm được cho mình một nhà thiết kế có năng lực, có khả năng sáng tạo và có kinh nghiệm. Tuy nhiên, bạn cũng cần để ý đến khoản ngân sách dành cho việc này. Đừng để công ty bạn phải hoạt động với một trang web đẹp mắt và một tài khoản có số dư bằng 0.
Nguồn http://www.bwportal.com.vn/?cid=4,4&txtid=2124
Thiết kế web có thể là một công việc không mấy dễ dàng, vậy bạn sẽ cần những kỹ năng nào? Có thể tự thiết kế nó không? Và khi nào cần đến một website?

Thiết kế web có thể là một công việc không mấy dễ dàng, vậy bạn sẽ cần những kỹ năng nào? Có thể tự thiết kế nó không? Và khi nào cần đến một website? Sau khi thành lập và vận hành công ty hay là khi việc kinh doanh của bạn được tiến hành trên trang web.

Dù có vài câu hỏi khiến bạn băn khoăn song chỉ có một câu hỏi mà bạn phải cố gắng tìm ra câu trả lời, và sẽ chỉ có được những câu trả lời phù hợp nhờ sự trợ giúp của người tư vấn hoặc công ty thiết kế web.

Dưới đây là những điều bạn nên xem xét khi lên kế hoạch, thiết kế và xây dựng website, sao cho có một trang web có nội dung thu hút khách truy cập và dành được thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.

1. Hãy có một logo đẹp. Bởi nó là thương hiệu và là điều khiến mọi người nhớ tới website của bạn. Logo thường được đặt ở phía trên cùng của website vì khách thăm sẽ dễ nhìn thấy vị trí này trước tiên khi tới trang web của bạn. Logo/ thương hiệu có thể “ phản ánh” rất nhiều điều vì thế nó rất quan trọng.

2. Bài text trên mỗi trang cần được liên quan tới nhau và có tối thiểu 250 từ, thật tốt nếu những bài text này có chứa các từ khóa về sản phẩm và dịch vụ của bạn. Song cũng có thể sử dụng các bài copy của chuyên gia về viết text cho website.

3. Hình ảnh cũng rất quan trọng , hình ảnh đẹp về sản phẩm có thể thay muôn lời, còn hình ảnh không mấy “ thuyết phục” có thể ảnh hưởng tới giao diện của website. Song bạn cũng không nên tải lên quá nhiều hình ảnh.

4. Mỗi trang nên có: Thẻ meta keywords, meta descriptions và tiêu đề trang riêng vì chúng là một phần rất quan trọng trong xây dựng website.

5. Hãy thử dùng CSS (định kiểu trình bày trang HTML) để thuận tiện hơn cho các công cụ tìm kiếm cũng như giúp những thay đổi về màu sắc, phông hay cỡ chữ được thực hiện dễ dàng hơn.

6. Nên sử dụng các thẻ H1-H6 để làm nổi bật tiêu đề chính trên trang text vì điều này có liên quan tới tiêu đề website của bạn và các thẻ H2 sẽ phù hợp cho các tiêu đề của các đoạn văn tiếp theo. Nên sử dụng chữ in đậm để làm nổi bật các từ khóa trong đoạn văn, nhưng cũng không nên dùng nó quá nhiều.

7. Nếu bạn sử dụng điều hướng text thì các công cụ tìm kiếm sẽ lập chỉ mục cho website của bạn hiệu quả hơn.

8. Hãy đảm bảo cho người sử dụng cuối cùng dễ dàng mua hoặc tìm kiếm được các sản phẩm và dịch vụ của bạn, nên tiến hành nâng cấp để hướng tới sự đổi mới và mang lại doanh thu.

9. Những đường dẫn từ các trang tới trang bên trong khác cũng phải tốt, hãy quảng cáo các sản phẩm hoặc dịch vụ khác, hãy sử dụng chúng để người dùng tìm thấy những yếu tố khác trên website của bạn dễ dàng hơn nhưng cũng không nên quá lạm dụng chúng.

10. Hãy xây dựng một sơ đồ web để các phương tiện tìm kiếm lập chỉ mục dễ dàng hơn, bạn có thể tải một sơ đồ web XML từ các công cụ webmaster trên Google vì điều đó khiến việc lập chỉ mục cho mọi trang trên website của bạn thuận tiện hơn.

11. Nếu đang thu thập bất kỳ thông tin nào từ website qua mẫu khai báo thì bạn nên có một chính sách riêng.

12. Cuối cùng hãy cài đặt Google Analytics, điều này rất quan trọng, vì chúng cung cấp những dữ liệu vô giá về khách truy cập của bạn.

Trên đây chỉ là vài điểm cần chú ý, song chúng lại rất cần thiết khi bạn bắt đầu thiết kế và xây dựng một webiste cho mình. Bạn hãy nên tìm đến một công ty thiết kế web để có thể thiết kế và xây dựng một website như ý cũng như chuyên nghiệp hơn trong công cuộc “chiến thắng” khách hàng mục tiêu.

Một website cũ hơn với nội dung lạc hậu cũng sẽ thất bại bởi các công cụ tìm kiếm cho rằng nó không tồn tại hoặc đã ngừng hoạt động (vì thiếu tin tức mới). Cả 2 website này đều có lưu lượng truy cập lớn và tăng khả năng sinh lời trong kinh doanh, nhưng nếu thiếu SEO thì sẽ làm giảm một phần doanh thu có thể.

Cần thiết kế lại yếu tố nào trên một website?

Tất cả Flash

Mặc dù có những tiến bộ đáng kể trong công nghệ Search Engine và chúng bắt đầu đọc một số dạng flash, một site chứa toàn flash có thể không được Search Engines lập chỉ mục. Các website này rất đẹp nhưng các công cụ tìm kiếm sẽ không đánh giá chúng cao bởi vì nội dung này không thể đọc được. Vậy các công ty lớn có xếp hạng cao mà có các site toàn chứa flash thì sao? Những website này có một mức độ liên kết cao nên nội dung chứa flash của chúng có lẽ không gây ra vấn đề gì, nếu bạn không phải một công ty lớn, một website chứa toàn flash sẽ không tốt.

Frames

Các frame trên website sẽ khiến các công cụ tìm kiếm gặp khó khăn khi lập chỉ mục cho website đó. Hơn nữa những người khách truy cập cũng thường không mấy ưa chuộng các frame này bởi chúng khiến họ khó đọc và không ấn tượng với trang web của bạn. Một số trình duyệt còn không hỗ trợ các frame khiến các khách hàng tiềm năng hoàn toàn không đọc được trang web của bạn.

Các Splash page

Các nhà thiết kế dùng splash pages để tạo tác động trực quan tới khách thăm. Hãy tưởng tượng rằng toàn bộ webpage giống như trang hoạt ảnh sinh động. Thật ấn tượng. Nhưng đáng tiếc , theo góc nhìn của SEO thì chúng thật khủng khiếp. Nói chung, các splash page chứa rất ít hoặc không có nội dung text và cũng không có cả các đường link nhưng lại chứa nhiều các flash page và phần mềm khác. Điều này khiến các Search Engine vẫn khó xếp hạng cho website của bạn.Vì vậy, bạn có thể ấn tượng với các splash page của mình nhưng chính chúng lại làm rất nhiều các khách hàng tiềm năng “ chối bỏ” trang web của bạn .

Tải chậm

Thường thì một trang web tải chậm gây cản trở cho cả các khách truy cập và search engine. Bởi các khách thăm không đủ kiên nhẫn để chờ tải các trang và hầu hết các search engine luôn xếp hạng cho các trang tải nhanh hơn là một trang tải chậm. Vì vậy, bạn cần sự thay thế nếu các trang trên website của bạn tải chậm.

Nội dung lỗi thời

Trước hết, các search engine sẽ hoàn toàn không để ý loại trang web này nếu nó không còn tồn tại. Có thể trước đây nó vẫn được chấp nhận cả khi không cập nhật nội dung hàng tháng, nhưng lúc này nó sẽ bị bỏ qua nếu nội dung không cập nhật thường xuyên. Bởi nội dung cũ kỹ sẽ không thu hút khách truy cập của bạn.

Nếu website của bạn gặp phải bất cứ vấn đề nào về SEO như ở trên thì bạn cần triển khai thiết kế lại; Điều đó mang lại doanh thu tiềm năng cho bạn.
Có một điều mà dường như ai cũng nhận thấy,đó là dịch vụ khách sạn tại Việt Nam đang đạt tốc độ tăng trưởng cao so với khu vực Châu Á. Tính đến cuối năm 2012 số lượng khách sạn trong nước lên tới gần 13.000 cơ sở lưu trú và tới thời điểm hiện tại con số này còn khổng lồ hơn nữa. Việc thiết kế website khách sạn trong thời đại ngày nay là vô cùng cần thiết và trở thành chủ chốt của bất cứ khách sạn nào đang muốn thâm nhập vào thị trường kinh doanh online.

Với nhiều năm hoạt động chuyên sâu, tạo dựng được niềm tin vững chắc trong lòng khách hàng bởi phong cách làm việc chuyên nghiệp góp phần tạo sự thành công của các doanh nghiệp cùng hợp tác với Thiết kế Website WP . Một trong số dịch vụ tạo nên sự thành công, thương hiệu cho Thiết kế Website WP là dịch vụ thiết kế web khách sạn.

Trong quá trình thiết kế web khách sạn, Thiết kế Website WP tích hợp nhiều tính năng ưu việt như:

1. Giao diện ấn tượng, phù hợp với phong cách của khách sạn.

2. Trang trong giới thiệu chi tiết về khách sạn, nhà hàng; về các món ăn, hay dịch vụ của bạn. Module này cho phép cập nhật nội dung, tạo danh mục và thêm bài viết mới không hạn chế số lượng.

3. Hỗ trợ tối ưu với công cụ tìm kiếm (Google, Yahoo, Bing…)

4. Các chức năng hoạt động logic, thông minh giúp khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm và đặt phòng nhanh chóng, có trang xác nhận trước khi gửi yêu cầu, tránh nhầm lẫn.

5. Tính năng giới thiệu tour và đặt tour nhanh.

6. Tính năng cung cấp thông tin các chương trình khuyến mại của khách sạn, nhà hàng.

7. Hotel Location (tích hợp Google Map) giúp khách có thể dễ dàng tìm được vị trí của khách sạn...

Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, mọi doanh nghiệp kinh doanh rầm rộ xây dựng các chiến lược quảng bá thương hiệu sản phẩm và dịch vụ của mình trên mạng Internet. Thương trường như chiến trường, trên chiến trường cần có vũ khí còn trên thương trường online bạn cần có gì? Câu trả lời rất đơn giản đó là web doanh nghiệp. Tìm kiếm một Công ty cung ứng dịch vụ thiết kế web doanh nghiệp uy tín, chất lượng là nhiệm vụ hàng đầu đối với những doanh nghiệp chưa có website khi muốn tham gia vào chiến dịch này.

Nắm bắt được nhu cầu của các doanh nghiệp, Công ty Thiết kế Website WP đã hình thành và phát triển mạnh mẽ dịch vụ thiết kế website trong đó thiết kế web doanh nghiệp là một trong những lợi thế của VDO. Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực thiết kế web, Thiết kế Website WP đã góp phần xây dựng nên thương hiệu cho rất nhiều doanh nghiệp thông qua quá trình thiết kế website bằng wordpress chuyên nghiệp, ấn tượng, độc đáo, thân thiện với người sử dụng.








Friday, August 1, 2014

Tại Việt Nam hiện nay, một số công cụ phổ biến để thực hiện Internet Viral Marketing bao gồm:

- Social Networks (Mạng xã hội): Các mạng xã hội mang tính kết nối như là những cộng đồng lớn và là đối tượng mục tiêu của những người làm Viral Marketing. Tùy vào đối tượng khách hàng mà sản phẩm nhắm tới, người ta sẽ lựa chọn các MXH phù hợp. Ví dụ nếu đối tượng là dân văn phòng thì MXH tập trung nhiều người trong số họ sẽ là Facebook, Henantrua, Noi.vn, Tamtay.vn, LinkedIn…, đối tượng sinh viên, học sinh thì MXH mang tính chất trẻ hơn như Zing Me, Yume, Go.vn, Cyworld, Truongxua, I-pro.vn… là phù hợp.




Một số công cụ dùng để thực hiện Viral Marketing

Personal Publishing (Xuất bản mang tính cá nhân): Hình thức blog tuy có đôi chút thoái trào ở Việt Nam kể từ khi Yahoo 360 ra đi tuy nhiên WordPress, Opera, Yahoo 360 Plus, Multiply… vẫn quy tụ nhiều gương mặt hot blogger hay còn gọi là “những người gây ảnh hưởng”. Đây là đối tượng mà người làm Viral Marketing muốn nhắm vào để tác động đến các nhóm đối tượng thường xuyên đọc blog của họ. Micro blog như Tumblr, Twitter là một trào lưu rất thịnh hành trên thế giới nhưng tại Việt Nam xem ra lại không được ưa chuộng lắm, có lẽ do Facebook đã làm quá tốt phần việc của nó rồi, cho nên hiện nay người làm Viral Marketing cũng chưa chú trọng lắm mảng micro blogging này.
Ngày nay, khi các phương tiện Marketing truyền thống như tiếp thị trên báo giấy, quảng cáo trên tivi, website tỏ ra kém hiệu quả mà lại ngốn một chi phí khá lớn thì môi trường Internet giúp những người làm marketing gửi đi thông điệp của thương hiệu với một tốc độ lây lan chóng mặt, vô cùng hiệu quả và không phải lo lắng về vấn đề “thắt chặt hầu bao” – người ta gọi đó là Viral Marketing (tiếp thị lan truyền).

Đây là hình thức sử dụng sức mạnh truyền thông của cộng đồng cư dân mạng để đưa thông điệp của mình lan tỏa tới đối tượng khách hàng mục tiêu. Trong quá khứ, nó đồng nghĩa với thuật ngữ “Words of Mouth” tức là maketing truyền miệng. Tuy nhiên ngày nay Viral Marketing không chỉ là “truyền miệng” đơn thuần nữa mà nó được thực hiện trên nhiều phương tiện khác nhau nhờ sự phát tán qua blog, mạng xã hội, các trang chia sẻ clip, hình ảnh, tin nhắn nhanh, e-mail… Và nếu ai đó có nhắc đến “Words of Mouth” thì ta cần phải hiểu đó cũng có thể là “Words of Social network”, “Words of SMS”…

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, nhất là của các trang Social Media các chiến dịch marketing trong thời buổi công nghệ không thể nào bỏ qua mảnh đất màu mỡ của Viral marketing, chỉ cần một cái click chuột vào nút thích và nút chia sẻ hay post link lên trang đánh dấu link thì nội dung truyền tải lập tức hiện diện trong cộng đồng mạng.

Thông điệp của Viral marketing thường là một ý tưởng gây chú ý, tò mò, gây cười, được thể hiện dưới dạng clip, hình ảnh, một cuộc thi, một sự kiện gây chú ý hay đơn giản là một đoạn text. Thành công của một chiến dịch Viral Marketing là làm cho người ta thích thú với thông điệp đưa ra và tự nhiên lan truyền thông điệp quảng cáo cho nhau, có thể thông qua gởi link, đăng trên blog… Người xem có thể khen-chê, hưởng ứng, phẫn nộ nhưng cái quan trọng là càng ngày càng nhiều người bị “lây nhiễm”, và mức độ nhận biết thương hiệu của khách hàng theo đó mà tăng lên.
Sau khi Yahoo 360 bị công ty chủ quản Yahoo dẹp bỏ, Facebook trở thành một "hiện tượng" tại Việt Nam, và mạng xã hội đặt trọng tâm vào tính chất kết nối con người (people-centric) này tăng nhanh số lượng người sử dụng đến chóng mặt.

Facebook có cho phép tạo Fan Page và đây đã trở thành nơi quảng bá thương hiệu và tổ chức các online campaign cực kỳ tốt cho các nhà Digital Marketing. Nhờ cộng đồng đông đảo, những cuộc thi, event... được tổ chức trên Fan Page đều thu hút được rất nhiều người quan tâm, và được lan truyền mạnh nhờ những đợt tổng vận động Like, comment... của người dự thi đối với bạn bè, người thân và cả những người không quen biết trên Facebook.


Nhưng có vẻ như Facebook đang bị những nhà quản lý chính quyền "hắt hủi" vì nhiều lý do còn đang gây tranh cãi, việc vào Facebook ngày càng khó khăn hơn. Nhưng chỉ cần search những cụm từ như "không vào được Facebook", "vào Facebook không bị chặn"... sẽ thấy hằng ha sa số các bí kíp xóa bỏ chặn do cư dân mạng truyền tay nhau. Vì vậy càng bị chặn, những người dùng Facebook ở Việt Nam lại càng cố gắng tìm cách vào được Facebook, tuy nhiên vẫn có khá nhiều người low-tech (thuật ngữ cư dân mạng dùng để chỉ những người không giỏi công nghệ, chơi chữ từ hi-tech) đành ngậm ngùi từ bỏ cuộc chơi. Chính vì sự suy yếu đáng kể của Facebook ở , các nhà marketing Việt Nam đang đau đầu suy tính xem nên tiếp tục các chiến dịch viral marketing hay online campaign ở Facebook hay là lập microsite của riêng mình.

Nhiều mạng xã hội của Việt Nam ngày càng cải thiện vị trí

Nhờ cơn lao đao của Facebook, nhiều MXH Việt Nam có cơ hội được cư dân mạng "để mắt" đến nhiều hơn. Trong giới teen, MXH Zing Me ngày càng trở nên phổ biến trong khi đó Yume.vn đang đứng đầu trong những mạng xã hội tại Việt Nam ở phân khúc tuổi từ 18 -25 (theo thống kê của Google Ad Planner), Hẹn Ăn Trưa, Tầm Tay hay Nối... từ lâu đã là nơi "xây nhà" của nhiều dân văn phòng. Goonline của VTC là MXH được sản xuất theo "đơn đặt hàng" của phía Nhà nước nhằm tạo ra một MXH "trong sạch" cho thế hệ trẻ, nhờ sự chống lưng của nhiều cơ quan chức năng, cũng đang lớn mạnh đáng kể.

Các nhà quảng cáo cũng đang xem xét việc chuyển chiến dịch marketing của mình từ Facebook qua các MXH Việt Nam như Yamaha tổ chức cuộc casting "CUXI Girls" trên trang Cyworld.